Nhiệm vụ dẫn chứng Wikipedia:Thông_tin_kiểm_chứng_được

Xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốcWikipedia:Cước chú để biết cách viết các chú thích nguồn gốc

Việc cung cấp dẫn chứng cho một nội dung là nhiệm vụ của người đưa nội dung đó vào bài hay muốn giữ nó trong bài. Tất cả trích dẫn và bất kì nội dung nào bị nghi ngờ hoặc có thể bị nghi ngờ cần phải được dẫn chiếu tới một nguồn tin cậy đã xuất bản, bằng cách chú thích nguồn tại chỗ (inline citation). Nguồn cần được dẫn một cách rõ ràng và chính xác để người đọc có thể tìm được văn bản hỗ trợ cho nội dung đang được nói đến. Người soạn cần dẫn nguồn một cách đầy đủ, cung cấp các thông tin xuất bản nhiều nhất có thể, trong đó có số trang khi dẫn sách.[1]

Nếu không tìm thấy nguồn độc lập đáng tin cậy cho chủ đề một mục từ, Wikipedia không nên có một mục từ về chủ đề đó.

Bất kỳ nội dung nào không có nguồn gốc đáng tin cậy đều có thể bị xóa bỏ, nhưng người soạn có thể phản đối nếu bạn xóa nội dung mà không cho họ đủ thời gian để cung cấp nguồn dẫn chứng. Nếu bạn muốn yêu cầu một nguồn dẫn chứng cho một khẳng định không có nguồn gốc, hãy xem xét việc gắn tiêu bản {{cần dẫn nguồn}} vào cuối câu đó, hoặc tiêu bản {{thiếu nguồn gốc}} vào đầu bài/đoạn đó. Hoặc bạn có thể chuyển nó vào trang thảo luận của bài, hay viết một tin nhắn vào trang thảo luận đó để yêu cầu dẫn nguồn. Bạn cũng có thể làm cho các câu không nguồn gốc không hiện lên trên bài bằng cách gắn các thẻ <!-- trước đoạn bạn muốn "giấu" và --> vào sau đó, cho đến khi các nguồn đáng tin cậy đã được cung cấp. Khi sử dụng kỹ thuật này, hãy để lại tin nhắn tại trang thảo luận.[2]

Đừng để các thông tin không có nguồn gốc hoặc được dẫn nguồn một cách không đầy đủ hoặc nguồn không đáng tin cậy hiện trong bài, nếu nó có thể gây thiệt hại cho danh tiếng của người đang sống hoặc các cơ quan tổ chức, và cũng đừng chuyển nó ra trang thảo luận (Xem chi tiết tại Wikipedia:Tiểu sử người đang sống. Như Jimmy Wales đã nói:

Tôi KHÔNG thể nhấn mạnh việc này cho đủ. Một số thành viên có một khuynh hướng đáng sợ, đó là: nên gắn thẻ 'cần dẫn nguồn' cho dạng thông tin suy đoán kiểu như 'tôi đã nghe ở đâu đó rằng'. Sai. Thông tin loại đó cần phải được loại bỏ một cách mạnh tay, trừ khi nó có thể được cung cấp nguồn dẫn chứng. Điều này đúng cho mọi thông tin, nhưng nó đặc biệt đúng đối với thông tin tiêu cực về những người đang sống.

–Jimmy Wales [3]